Bộ phận quản lý chất lượng xây dựng công trình của ban quản lý dự án

 

Để quản lý chất lượng xây dựng công trình, bên cạnh các việc như tăng thời gian giám sát, kiểm tra tại hiện trường, giảm bớt các công tác nội nghiệp để có mặt tại hiện trường nhiều hơn nhằm kiểm soát vật liệu, thiết bị cho dự án, giám sát nghiệm thu các công việc xây dựng chặt chẽ hơn; quản lý các nhà thầu và các đơn vị tư vấn giám sát; thống nhất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho toàn dự án; ban quản lý dự án cũng cần có tổ hay bộ phận quản lý chất lượng xây dựng công trình chung cho toàn bộ dự án nhằm thiết lập hệ thống theo dõi và cải tiến chất lượng.

Đầu tiên ban quản lý dự án thành lập bộ phận/tổ quản lý chất lượng xây dựng công trình với thành phần bao gồm các tháp trưởng hay đơn nguyên trưởng, các trưởng bộ phận xây dựng và các trưởng bộ phận cơ điện. Bộ phận này có trách nhiệm tìm nguyên nhân, giải pháp, theo dõi, đánh giá các lỗi chất lượng xảy ra trong quá trình thi công.

Từ kinh nghiệm, năng lực của bộ phận quản lý chất lượng, của các cán bộ ban quản lý và từ kinh nghiệm của các nhà, công trình, hạng mục đã thi công, bộ phận quản lý chất lượng sẽ thiết lập hệ thống các lỗi hay gặp của các công tác chính như về công tác bê tông, cốt thép, cốp pha, giáo chống, xây, trát, ốp lát, sơn bả, trần thạch cao… và được cập nhật trong suốt quá trình thi công dự án.

Nhiệm vụ của bộ phận quản lý chất lượng là hàng ngày thống kê, tìm nguyên nhân, giải pháp, theo dõi, đánh giá các lỗi chất lượng xảy ra trong quá trình thi công và cập nhật thường xuyên vào bảng dạng như sau:

 

TT

Công tác Vị trí

Lỗi chất lượng

(1)

(2) (3)

(4)

1.   

Bê tông

Sàn tầng 3 nhà 2

– Lỗi 1: Bê tông cột bị rỗ, phân tầng tại 03 cột (cột V1, V10, V22);

– Lỗi 2: Bê tông sàn bị trắng mặt, nứt mặt tại 05 vị trí;

Sàn tầng 4 nhà 2 – Lỗi 1: Bê tông cột bị rỗ tại 01 cột (cột V25);

– Lỗi 3: Bê tông dầm biên bị phình móp, không thẳng tại trục H;

2.   

Xây

3.   

Trát

4.   

 

TT

Vị trí Nguyên nhân Giải pháp

Nhận xét,
đánh giá

(1)

(3) (5) (6)

(8)

1.   

Sàn tầng 3 nhà 2 – Bê tông bị rỗ:

+ Khoảng cách đổ bê tông quá lớn;

+ Cốp pha không kín khít;

+ Đầm không đủ, thiếu đầm;

+ Khoảng cách đổ bê tông quá lâu do thời gian chờ bê tông dài;

 

 

– Bê tông sàn bị trắng mặt, nứt mặt:

Thiếu nước bảo dưỡng do máy bơm hỏng

– Bê tông bị rỗ:

+ Giám sát chặt chẽ công tác đổ, đầm bê tông và nghiệm thu cốp pha;

+ Kiểm tra chất lượng, số lượng đầm trước khi đổ bê tông;

+ Làm việc với nhà cung cấp bê tông để đảm bảo cung cấp đều bê tông.

– Bê tông sàn bị trắng mặt, nứt mặt:

Chuẩn bị, kiểm tra hệ thống bơm kỹ càng trước mỗi mẻ đổ

Sàn tầng 4 nhà 2 – Bê tông bị rỗ:

+ Khoảng cách đổ bê tông quá lớn;

+ Đầm không đủ;

 

– Bê tông dầm biên bị phình móp, không thẳng:

+ Thiếu hàn ty neo;

+ Không căng dây nghiệm thu cốp pha biên;

– Bê tông bị rỗ:

Giám sát chặt chẽ công tác đổ, đầm bê tông;

– Bê tông dầm biên bị phình móp, không thẳng:

+ Giám sát chặt công tác hàn và bổ sung căng dây cốp pha dầm biên trước khi nghiệm thu;

– Lỗi trắng mặt, nứt mặt sàn bê tông đã được khắc phục;

– Lỗi rỗ bê tông được cải thiện nhưng vẫn tồn tại;

– Phát sinh lỗi cốppha dầm biên

2.   

Xây

3.   

Trát

4.   

 

Bảng trên giúp ban quản lý dự án nhận biết được xu hướng chất lượng của từng công tác và tần suất nguyên nhân đối với từng công tác. Từ đó ban quản lý sẽ điều hành công tác chất lượng tập trung, hiệu quả và kịp thời điều chỉnh.

Trên đây mình đã trình bày về nội dung và nhiệm vụ hoạt động của bộ phận quản lý chất lượng xây dựng công trình của ban quản lý dự án.

 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi !

 

 Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Quản lý dự án xây dựng chấm Nét một ly cà phê nhé! Buy me a coffee  
Bạn hãy chia sẻ nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *